Massage phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngày đăng 27/09/2021 14:50

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh lý đĩa đệm gây ra triệu chứng bệnh lý tủy thần kinh và bệnh lý rễ thần kinh do nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi và chèn ép vào thần kinh.

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem

Massage phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong các bệnh lý về thoát vị cột sống thì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân chính gây bệnh là do thói quen trong sinh hoạt, trong công việc và do lão hóa.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ ngực

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người cao tuổi và trung niên, do ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-1

Những người thường xuyên lao động nặng, nâng vật nặng không đúng cách cũng có thể khiến đĩa đệm bị rách.

Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vấp ngã... cũng là những nguyên nhân khiến cho cột sống bị chấn thương, khiens cho đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, bị rách.

Đĩa đệm cũng có thể bị tổn thương với lực tác động nhỏ, chủ yếu do trước đó đã bị tổn thương lặp đi lặp lại.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-2

- Biểu hiện chính của những người thuộc nhóm bệnh lý rễ là: đau và tê.

- Cơn đau xuất hiện ở cổ gáy và lan ra vai xuống tới tay, khiến người bệnh bị hạn chế vận động, đặc biệt là khi đưa lên cao hoặc ra sau. 

- Cơn đau có thể là nhức nhối và khó chịu, đôi khi có biểu hiện giống như mệt mỏi và không rõ ràng. 

- Nhiều người bệnh bị đau ở một bên thành ngực hoặc vùng cột sống giữa hai bả vai. Có thể bị tê các ngón tay, bàn tay và vùng cẳng tay, nhất là khi làm việc tập trung hoặc khi đang lái xe.

- Chứng bệnh lý tủy: biểu hiện rõ nhất là đau và tê.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ ngực

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-3

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có thể gấy rối loạn chức năng vận động, tạo ra những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng ngực, gây rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng của bàng quan - ruột - rối loạn nhịp tim.

Để điều trị, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, và thuốc có tác dụng làm giãn cơ

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị tại nhà, người bệnh được khuyến khích:

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-4

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Điều này giúp giảm gây áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh bị đau. Nó còn có tác dụng xoa dịu cảm giác khó chịu.

- Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, giảm viên, và giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng khăn bọc đá lạnh để chườm trong 10 phút, ngày 3 lần.

- Chườm ấm: Biện pháp này có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm căng cơ, tăng cường khả năng vận động. Người bệnh có thể thực hiện chườm 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút để cải thiện tình trạng.

massage-phong-ngua-va-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-5

- Massage xoa bóp: Massage trị liệu có tác dụng thư giãn cho cột sống và mô mềm, giảm căng cơ, tăng lưu thông máu, rút ngắn thời gian bình phục chấn thương. Nó còn sản sinh ra endorphin - một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Bện cạnh massage thông thường, người bệnh có thể áp dụng thêm liệu pháp nắn chỉnh cột sống, giúp ổn định cấu trúc của cột sống.

Ngày nay trên các ghế massage hiện đại được trang bị tính năng nhiệt nóng hồng ngoại kết hợp với massage nhẹ nhàng bằng túi khí rất tốt cho trị liệu. Bên cạnh đó, để phòng ngừa thoát vị, bạn cũng có thể sử dụng ghế massage, nhất là những sản phẩm được trang bị con lăn 4D đi theo khung S sát với cột sống, giúp mát xa nhẹ nhàng cho từng đốt sống.